Cục diện ở quốc hội Mỹ cũng có lợi cho đảng Cộng hòa, khi họ kiểm soát 53 trong tổng số 100 ghế Thượng viện Mỹ, giành quyền kiểm soát từ đảng Dân chủ. Trong khi đó, tại Hạ viện gồm 435 ghế, đảng Cộng hòa cũng đang dẫn trước đối thủ với chênh lệch 214-203. Phe Cộng hòa chỉ cần giành thêm 4 ghế là sẽ tiếp tục nắm Hạ viện.
Phe Dân chủ sắp bước vào nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump mà không có sự lãnh đạo hay kế hoạch rõ ràng, chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến thất bại của bà Harris.
"Tôi nghĩ cần phải chỉnh đốn lại tổ chức và có thế hệ lãnh đạo mới. Cần có tư duy, ý tưởng và hướng đi mới. Các vị biết đấy, đội ngũ lãnh đạo đã tạo ra thảm họa", hạ nghị sĩ Dân chủ Ro Khanna nói ngày 6/11.
Nhiều năm trở lại trường xưa, cảnh vật thay đổi đến ngỡ ngàng, tôi có cảm giác như mình bị "phản bội". Nhưng khi nhìn thấy hàng điệp vàng ngoài cổng trường, cây xà cừ giữa sân, những kỷ niệm của một thời hoa mộng lại ùa về trong tôi. Không mang trên mình bộ veston lịch lãm, chẳng diện những bộ váy công sở cầu kỳ, cũng không có chiếc áo bạc màu của người công nhân..., chúng tôi không ai là "Hy Mã Lạp Sơn", cũng chẳng phải "ta là riêng, là duy nhất". Thay vào đó, chỉ có tôi bằng bạn, bạn giống tôi, tất cả đều chỉ là những cô cậu học trò cũ của mái trường xưa, trong màu trắng áo đồng phục ngày nào.
"Mày khỏe không? Đẻ gì mà khỏe thế? Công việc thuận lợi chứ?"... chúng tôi hỏi nhau dồn dập những câu chuyện phiếm như vậy. Rồi đâu đó, tôi nhận ra khóe mắt ai rưng rưng vì một nụ cười, một lời hỏi thăm của người bạn đã nhiều năm xa cách. Rồi bỗng, tôi lại thấy luyến tiếc điều gì đó. Giữa lúc khúc nhạc đêm văn nghệ rộn rã, vẫn có vài người lặng lẽ đi về cuối hành lang lớp học, kiếm tìm một ánh mắt trong hư vô.
Những giọt nước mắt nhẹ rơi của bạn nữ sinh được nhiều bạn nam ái mộ ngày nào (MC của chương trình) khi nhắc đến công lao của những "người đưa đò" đã khiến gần 200 bạn khác khóc theo. Đó là cảm xúc thật, tình cảm thật của mỗi người sau bao năm trở về mái trường xưa dành cho nhau. Cảm xúc không chỉ có mừng vui, hạnh phúc, mà còn có cả chữ "may mắn". May mắn vì được là học sinh của trường; may mắn vì được có mặt ở ngày hội khóa, được gặp lại thầy xưa, bạn cũ; may mắn vì trong hàng nghìn đứa học trò, cô giáo vẫn nhớ được tên mình.
>> Họp lớp đáng giá khi không có chủ tịch, giám đốc
Và chúng tôi cũng có chút chạnh lòng, ngậm ngùi khi biết tin có những người thầy, người bạn đã mãi mãi ra đi. Hay cảm giác tiếc nuối khi không gặp được một số người bạn thân ngày trước, uống với nhau đôi chén rượu, hỏi han tâm sự, hay trao nhau cái nắm tay thật chặt để thay lời xin lỗi còn bỏ ngỏ. Chúng tôi tiếc khi chưa kịp nói lời cảm ơn đến những bạn trong Ban liên lạc hội khóa - những người dù đã tuổi tứ tuần nhưng vẫn "cháy" hết mình, vẫn trách nhiệm với tập thể như hồi còn cắp sách.
Có ai đó băn khoăn: "Họp lớp hay cái cớ gặp người yêu cũ". Thưa rằng, chúng ta thời đó mới 15-17 tuổi, đa số mới "lần đầu rung động nỗi thương yêu" thì mấy ai có được cái gọi là "người yêu cũ"? Được gặp nhau, được bắt tay, hay cúi đầu chào hỏi, được cảm nhận sự nồng ấm của tuổi học trò ngày nào... đã là vui lắm rồi. Niềm vui ấy giúp chúng ta tạm quên đi những lo toan, bộn bề cuộc sống, lấy lại năng lượng cho bản thân.
Khi những tiếng cụm ly nhỏ dần, tiếng nhạc sân khấu bớt sôi động, cũng là lúc một số thành viên vội ra về cho kịp chuyến bay buổi chiều vào Nam, hay kịp ca làm trong nhà máy. Hội khóa của chúng tôi kết thúc trong niềm vui và luyến tiếc của mỗi người. Phía trước chúng tôi sẽ là ngày Hội khóa kỷ niệm 30 hay 40 năm ra trường. Khi ấy, chắc sẽ có người mắt mờ, chân chậm, da thêm những nếp nhăn, tóc bắt đầu điểm bạc, nhưng tôi tin trái tim của họ vẫn đầy nhiệt huyết với bạn bè, trường xưa. Mong rằng, Hội khóa sau, khi rưng rưng nhớ lại, sẽ không phải "hôm ấy chúng tôi vui" nữa, mà là "hôm ấy chúng ta vui".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Họp lớp chỉ vui khi tôi bằng bạn'Theo ông Cường, cả làng có gần 50 hộ dân hành nghề câu kiều. Hầu hết lưỡi câu đều do họ tự làm. Nghề này đánh bắt cá gần bờ, thuyền câu chỉ cần 2 người đi và cho thu nhập khá tốt. Mỗi chuyến đi biển có thể kiếm tiền triệu.
“Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở đây có tiền xây nhà, nuôi con ăn học. Vợ chồng tôi cũng có cuộc sống tương đối ổn định, lo cho 5 đứa con học đại học”, ông Cường kể.
Tìm người đuối nước
Có lần trong làng có người bị đuối nước, thợ lặn tìm mãi không được. Mọi người thử dùng câu kiều để “rà”, không ngờ vớt được nạn nhân. Từ đó, nhiều gia đình có người chết đuối đã tìm đến làng chài ở Quảng Nam này nhờ “câu” giúp thi thể.
“Cái tên làng 'câu' người đuối nước, hay làng 'vớt xác' xuất hiện từ đó, nghe cũng rợn rợn”, ông Cường nói. Ông cho hay, bản thân từng vớt được 5 thi thể và nhiều lần cho người khác mượn câu kiều để tìm nạn nhân mà không lấy tiền.
Sát vách nhà ông Cường, ông Trần Văn Bình cũng có hơn 35 năm thả câu kiều. Và cũng ngần ấy năm cái nghiệp vớt xác người chết đuối vận vào ông.
Theo lão ngư 65 tuổi, nạn nhân đuối nước mới tử vong còn chìm dưới đáy, không trôi xa thì hơn 80% đều vớt được khi thả câu kiều. Nhưng nếu quá 3 ngày, thi thể nổi lên thì xác suất “câu” được sẽ thấp dần.
Để vớt được nạn nhân, phải xác định vị trí, thời điểm xác chìm và dựa theo kinh nghiệm đoán con nước lên xuống rồi buông câu. “Quá trình kéo phải chậm, gặp thi thể lưỡi câu sẽ mắc vào quần áo.
Tìm được xác, chủ lưỡi câu báo cho người thân, chứ không đụng vào”, ông Bình nói.
Tạo phúc đức cho con cháu
Sau khi sử dụng vớt xác, tất cả lưới câu kiều đều phải vứt bỏ. Mỗi lưới câu trị giá khoảng 200.000 đồng. Dù phải tốn công, mất tiền mua vật liệu để làm lại cái mới, nhưng ông Bình không đòi hỏi gì.
Với ông, mang được xác người lên cho gia đình họ là đã tạo được phúc lớn.
“Nhiều gia đình tìm được thi thể sau đó đến cảm ơn và hậu tạ, nhưng tôi không nhận. Cả làng này đều vậy, chẳng ai nỡ lấy tiền. Chúng tôi giúp đỡ nhằm chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân, xem như tạo phúc đức cho con cháu", ông trải lòng.
Là người tham gia hơn chục lần vớt xác, ông Trần Văn Nam (51 tuổi), Bí thư chi bộ thôn An Trân chia sẻ, cực chẳng đã, thợ lặn tìm kiếm không được mới phải dùng đến câu kiều. Vì vớt xác bằng cách này, lưỡi câu sẽ làm rách da thịt của thi thể.
Tuy nhiên, đây được xem như hy vọng cuối cùng của những gia đình có người thân bị đuối nước mà chưa tìm thấy xác.
Ông Nam chính là tấm gương dũng cảm cứu người gặp nạn trên biển, khiến cả làng tự hào. Tháng 6/2022, trong lúc thả câu kiều, ông đã kịp thời ứng cứu 5 người và vớt được 2 thi thể trong vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu chở hàng đâm chìm.
Đến giờ, khi nhắc lại những việc làm ý nghĩa của mình, ông Nam vẫn khiêm tốn: “Chắc đó là cái duyên, gặp duyên thì mình phải làm việc cho đúng tâm. Tôi nghĩ ai trong trường hợp này cũng đều sẽ làm như vậy thôi”.